Giá chim bồ câu các loại ở Việt Nam
Tìm hiểu giá chim bồ câu
Chim bồ câu là món ăn bổ dưỡng, có giá trị dinh dưỡng cao và nhiều công dụng trong đông y được nhiều người yêu thích. Ngày nay, chim bồ câu đang dần trở thành vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu đến bà con các giống chim bồ câu đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam, và chi tiết giá chim bồ câu giống, bồ câu thương phẩm từng loại.
Các giống bồ câu thịt
Chim bồ câu Pháp
Giống bồ câu Pháp có xuất xứ từ miền Đông Nam nước Pháp . Đây là giống chím rất dễ nuôi và dễ thích nghi với môi trường. Bồ câu Pháp chuyên nuôi lấy thịt với trọng lượng của mỗi con chim trưởng thành khoảng 0,8 – 1,2kg. Mỗi năm chúng có thể đẻ từ 8 – 9 lứa với tỉ lệ nuôi sống trên 95%, trọng lượng mỗi con ra ràng trung bình đạt từ 500 – 600gr.
Ở nước ta, giống chim bồ câu Pháp được nuôi nhiều trong các trang trại ở miền Bắc như Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Dương…
Giá chim bồ câu Pháp trên thị trường hiện nay ở mức khá cao. Cụ thể như sau:
- Chim thịt ra ràng (khoảng 1 tháng tuổi): 60,000 – 75,000/con
- Chim giống 2- 3 tháng tuổi: 200,000 – 250,000/cặp
- Chim giống trên 6 tháng tuổi: 400,000 – 500,000/cặp
Bồ câu Gà (bồ câu siêu thịt)
Như tên gọi, đây là giống chim bồ câu thương phẩm được đánh giá khá cao vì kích thước lớn và có giá trị kinh tế cao. Mỗi con bồ câu gà khi xuất bán có thể nặng từ 6 – 9 lạng. Mô hình nuôi chim bồ câu gà hiệu quả nhất là nhốt chuồng. Người ta hiếm khi thả giống chim này ngoài tự nhiên do kích thước to lớn, chậm chạp nên dễ bị săn trộm.
Do giá trị thương phẩm cao nên giá chim bồ câu gà giống cũng khá cao, cụ thể như sau:
- Chim giống (đã sinh sản): 1,5 – 2 triệu / cặp tùy trọng lượng.
- Chim thịt ra ràng (khoảng 1 tháng tuổi): 200 – 300 ngàn/con
Chim bồ câu ta
Chim bồ câu ta là loài bồ câu thuần Việt. Bồ câu ta có kích thước và trọng lượng nhỏ hơn các loại chim bồ câu thịt khác. Tuy nhiên, giống như thịt gà ta thì thịt bồ câu ta có vị ngọt và săn chắc đặc trưng nên được nhiều người tiêu dùng yêu thích.
Do thịt săn chắc, thơm ngon nên giá chim bồ câu ta cũng đắt hơn các giống khác (nếu xét theo giá / kg). Cụ thể:
- Chim giống 2 – 3 tháng tuổi: 200,000 – 250,000 / cặp.
- Chim giống 6 tháng tuổi: 300,000 – 350,000/ cặp.
- Chim thịt ra ràng: 80,000 – 100,000/con
Bồ câu kiểng
Có thể nói chim bồ câu là loài chim mang nhiều ý nghĩa biểu tượng cao quý nhất. Trong tôn giáo bồ câu tượng trưng cho thần thánh, mang đến sự ấm no, hạnh phúc. Trong thời loạn, những chú chim bồ câu tung bay trên bầu trời là biểu tượng cho niềm tin, niềm hi vọng hòa bình. Trong văn hóa, chim bồ câu được xem là loài chim đẹp, chim quý luôn tượng trưng cho cái tốt. Do đó, rất nhiều người xem chim bồ câu là một vật cảnh yêu thích. Sau đây là một số giống bồ câu kiểng thường gặp:
Bồ câu Ai Cập
Bồ câu Ai Cập hay còn gọi là bồ câu “thần tốc” vì ngoại hình gần giống như chim Ó và tốc độ bay rất nhanh. Lông của chim bồ câu Ai Cập không đồng màu thường pha trộn giữa đen và trắng và nâu và trắng. Chim bồ câu Ai Cập được xem là một trong những loài chim bồ câu thông minh nhất, được sử dụng để làm “người đưa thư” trong thời kỳ cổ đại.
Ngày nay, bồ câu Ai Cập ít được nuôi vì giống hiếm và đắt. Loài này chủ yếu được nuôi để tham gia các cuộc đua
- Chim giống: Giá không ổn định, khoảng 2 triệu – 3 triệu/cặp
- Chim cảnh: 600 – 900 ngàn/con
Bồ câu vảy cá
Đây là giống chim bồ câu được nhiều dân chơi bồ câu kiểng đặc biệt yêu thích vì màu lông đặc biệt của chúng. Bồ câu vảy cá có lông đầu màu trắng, lông ở cánh có nhiều màu như vàng, xám, hồng xếp tầng như vảy cá lấp lánh nhìn rất đẹp mắt.
Giá chim bồ câu vảy cá có mức dao động rất lớn dựa vào độ rõ nét của các vảy, nếu các vảy bị lem và không lên vân rõ thì giá rất rẻ. Sau đây là mức giá trung bình:
- Chim giống: 1 triệu /cặp
- Chim cảnh: 200,000 – 400,000/con. Đặc biệt có những cặp chim đẹp thì mức giá lên đến hàng triệu đồng.
Bồ câu Nicoba
Đây là loại chim kiểng quí được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Bồ câu Nicoba được đặc biệt yêu thích với bộ lông gần giống như lông công, dài và mượt. Chim bồ câu Nicoba mặc dù là giống thuần chủng Việt Nam nhưng lại khó nuôi hơn các giống chim bồ câu kiểng khác. Vì vậy, việc sở hữu nó cũng trở nên khó khăn và đắt đỏ hơn nhiều.
Việc ấp nở bồ câu Nicoba trong môi trường nhân tạo rất khó khăn và có rất ít đơn vị thử nghiệm. Do đó, chủ yếu trên thị trường chỉ bán chim cảnh với mức giá rất cao, có thể lên đến hàng chục triệu đồng.
Ngoài ra, bồ câu sư tử, bồ câu xòe, bồ câu thiên nga cũng là những loài chim bồ câu kiểng được nhiều người yêu thích, lựa chọn. Đặc biệt là bồ câu sư tử với mức giá cho chim nuôi cảnh thường khoảng 2 triệu đồng/cặp.
Tiềm năng kinh tế từ nuôi chim bồ câu
Chim bồ câu vừa dễ nuôi, dễ chăm sóc vừa ít bệnh tật, tốn ít vốn lại có giá thành cao, nhu cầu thị trường lớn hứa hẹn sẽ là mô hình kinh tế mới mang lại thu nhập lớn cho bà con. Với những giới thiệu sơ lược về các giống và giá chim bồ câu, mong rằng các bạn sẽ có thêm những thông tin bổ ích về loài chim quí này. Qua đó, tích lũy thêm cho mình những hiểu biết về những giống chim bồ câu.
Giá chim bồ câu Pháp bao nhiêu?
Chim thịt ra ràng (khoảng 1 tháng tuổi): 60,000 – 75,000/con Chim giống 2- 3 tháng tuổi: 200,000 – 250,000/cặp Chim giống trên 6 tháng tuổi: 400,000 – 500,000/cặp
Giá chim Bồ câu Gà (bồ câu siêu thịt) bao nhiêu?
Chim giống (đã sinh sản): 1,5 – 2 triệu / cặp tùy trọng lượng. Chim thịt ra ràng (khoảng 1 tháng tuổi): 200 – 300 ngàn/con
Giá chim Bồ câu ta bao nhiêu?
Chim giống 2 – 3 tháng tuổi: 200,000 – 250,000 / cặp. Chim giống 6 tháng tuổi: 300,000 – 350,000/ cặp. Chim thịt ra ràng: 80,000 – 100,000/con
Giá chim Bồ câu Ai Cập bao nhiêu?
Chim giống: Giá không ổn định, khoảng 2 triệu – 3 triệu/cặp Chim cảnh: 600 – 900 ngàn/con
Giá chim Bồ câu vảy cá bao nhiêu?
Chim giống: 1 triệu /cặp Chim cảnh: 200,000 – 400,000/con. Đặc biệt có những cặp chim đẹp thì mức giá lên đến hàng triệu đồng.
Giá chim Bồ câu Nicoba bao nhiêu?
Việc ấp nở bồ câu Nicoba trong môi trường nhân tạo rất khó khăn và có rất ít đơn vị thử nghiệm. Do đó, chủ yếu trên thị trường chỉ bán chim cảnh với mức giá rất cao, có thể lên đến hàng chục triệu đồng.
Tag: