Kỹ thuật xây trại nuôi chim bồ câu hiệu quả cao nhất
Trong thời gian gần đây, chim bồ câu Thái nổi lên như là một vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giá bồ câυ giống và thịt luôn ở mức cao và không có nhiều bіến động so với các giống gia cầm truyền thống kháс. Đây là yếu tố quan trong giúp mô hình nuôi chim bồ câu Thái được nhân rộng ở nhiều tỉnh thành ở Việt Nam, giúp nhiều bà cоn nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu bền vững.
Hôm nay, Trại bồ câu VIFOODS sẽ có bài viết để bà con nuôi chim bồ câu sao cho hiệu quả!
– Chuồng nuôi chim bồ câu yêu cầu phải thoáng mát thì chim mới nhanh lớn.
– Nếu là nuôi thả tự do thì chuồng nuôi yêu cầu không được quá trống trải , có mái che nắng , mưa , có ổ cho chim mái đẻ trứng.
– Nếu nuôi chim để sinh sản và khai thác thịt thì cần có chuồng nuôi khác nhau.
– Làm chuồng nên lấy tre chẻ ra thành nan , sau đó làm thành phên ghép lại.
– Chuồng nuôi phải có ánh sáng mặt trời, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh gió lùa , tránh ồn ào.
– Nên chia chuồng thành các ô nhỏ cho mỗi cặp chim: Chiều cao 50cm, chiều sâu 50cm, chiều rộng 50cm.
+ Mỗi ô chuồng cần 2 ổ đẻ trứng và ấp trứng đặt ở trên, 1 ổ nuôi con đặt ở dưới.
+ Phía trước ô khoét lỗ to bằng miệng bát ăn cơm để chim có thể ra vào.
+ Máng ăn và máng uống cho chim nên dùng bằng gỗ hoặc chất dẻo , không nên làm bằng kim loại để đảm bảo vệ sinh
– Vệ sinh chuồng trại cho chim bồ câu sạch sẽ. Nên định kỳ 2-3 tháng dọn dẹp, sửa chữa và làm mới chỗ hư hỏng, cạo sạch phân, thay ổ đẻ, phun sát trùng chuồng.
– Vệ sinh máng ăn , máng uống: hàng ngày nên rửa máng uống để tránh cho chim uống nước bẩn , đã lên men do cặn thức ăn đọng lại trong máng.
– Lồng vận chuyển chim bồ câu cũng là nguồn lây nhiễm bệnh cho chim , vì ở chuồng có chim bị bệnh và chết thì dễ dàng lây nhiễm bệnh sang chuồng khác. Vì thế lồng khi dùng để vận chuyển chim mới cần phải được lau rửa sát trùng cẩn thận.
– Hạn chế cho chim lạ vào chuồng. Tránh để phân chim vương vãi ra mọi nơi. Phòng tránh chuột , mèo , chó… tấn công chim
Tag:
Tìm kiếm